QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ TÁCH THỬA ĐẤT THỔ CƯ NĂM 2023

Tách thửa đất thổ cư là gì? Quy định tách thửa đất thổ cư gồm những nội dung gì? Điều kiện, trình tự, thủ tục tách thửa đất thổ cư năm 2023 được tiến hành như thế nào? Hãy cùng Bất động sản Thiên Khôi tìm hiểu nhé!

Tách thửa đất thổ cư là gì?

Đất thổ cư là tên gọi khác của đất ở, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định tại Luật Đất đai 2013, được Nhà nước công nhận thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (thường gọi là sổ đỏ hoặc sổ hồng). Chủ sỡ hữu đất thổ cư được quyền xây nhà ở và các công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình trên mảnh đất đó.

Tách thửa đất thổ cư – hay tách sổ đỏ/sổ hồng – tức là chia tách một thửa đất thổ cư thuộc quyền sở hữu của một người thành hai hay nhiều thửa khác nhau với diện tích nhỏ hơn. Pháp luật hiện hành đã quy định tách thửa đất thổ cư với những điều khoản, hướng dẫn rất rõ ràng nên việc tách thửa đất phải được thực hiện đúng quy định.

Các quy định về tách thửa đất thổ cư

Điều kiện tách thửa đất thổ cư

Luật Đất đai 2013 – Điều 188 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP – Điều 29 quy định tách thửa đất thổ cư phải đảm bảo các điều kiện như sau:
  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Đất không có tranh chấp hay bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Đất không có quyết định thu hồi đất từ cơ quan có thẩm quyền
  • Không thuộc các trường hợp không được tách thửa
  • Đất còn trong thời hạn sử dụng đất
  • Tách thửa đất thổ cư phải đảm bảo điều kiện về diện tích tối thiểu do chính quyền từng địa phương quyết định

Hồ sơ xin tách thửa đất thổ cư

Nghị định 84/2007/NĐ-CP – Điều 19 hướng dẫn người dân có nhu cầu tách thửa đất thổ cư chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau để tiến hành làm thủ tục:
  • Đơn xin tách thửa đất (sử dụng mẫu số 11/ĐK)
  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp
  • Bản vẽ chi tiết hiện trạng, vị trí đất hoặc trích đo địa chính của thửa đất
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trình tự, thủ tục tách thửa đất thổ cư

Trình tự tiến hành tách thửa theo đúng quy định tách thửa đất thổ cư gồm 4 bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người có nhu cầu tách đất thổ cư nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan có thẩm quyền dưới đây:

  • UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất
  • Bộ phận một cửa (tiếp nhận và trả kết quả) thuộc văn phòng UBND cấp huyện
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu địa phương có bộ phận một cửa

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ xin tách thửa, ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao phiếu tiếp nhận hồ sơ có ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp. Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, trong vòng tối đa 3 ngày sẽ có thông báo của cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ hướng dẫn người dân bổ sung cho đầy đủ, đúng quy định.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và nhu cầu tách thửa của người dân, cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm giải quyết hồ sơ xin tách thửa đất nông nghiệp.

Bước 4. Trả kết quả

Hồ sơ xin tách thửa sẽ được giải quyết trong vòng 15 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ, không có vướng mắc. Sau khi có kết quả, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả Giấy chứng nhận và hồ sơ liên quan cho người dân.

Một số câu hỏi thường gặp về tách thửa đất thổ cư

Đất thổ cư đã có nhà có thể tách thửa được không?

Thửa đất thổ cư đã có nhà nếu đảm bảo các điều kiện tách thửa đất nói chung như quy định của pháp luật hiện hành và quy định riêng tại từng địa phương thì có thể làm thủ tục tách thửa đất theo nhu cầu. Ví dụ một người đã xây nhà trên đất, nếu muốn tách thửa bán đất mà không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thì có thể xin tách thành một thửa có nhà và một thửa đất trống. Tuy nhiên, cả hai thửa sau khi tách cần tuân thủ đúng các quy định về tách thửa đất thổ cư như đã nêu ở phần trên.

Thực hiện tách thửa đất thổ cư cho con như thế nào?

Nếu cha mẹ muốn làm thủ tục tách thửa đất cho con thì các quy định về điều kiện cũng tương tự như với tách thửa thông thường. Tuy nhiên thủ tục sau khi tách thửa còn cần làm thêm hợp đồng cha mẹ chuyển nhượng, cho, tặng đất cho con cái để không phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và lệ phí trước bạ.

Lệ phí cần phải nộp khi thực hiện tách thửa đất thổ cư gồm những khoản nào?

Các loại lệ phí phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền khi làm thủ tục tách đất thổ cư gồm có:
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận đất mới sau khi tách: dưới 100.000 đồng/giấy/lần cấp. Lệ phí cụ thể sẽ theo quy định của HĐND cấp tỉnh/thành phố
  • Thuế TNCN (2% giá chuyển nhượng đất) và lệ phí trước bạ (0,5% giá chuyển nhượng đất). Như đã nêu ở trên, trường hợp cha mẹ tặng, cho con cái được miễn nộp loại thuế, phí này.
  • Các loại lệ phí khác tùy theo quy định của địa phương

Ngoài các chi phí phải nộp cho cơ quan chức năng, người muốn tách thửa đất có thể phải chuẩn bị thêm chi phí đo đạc đất đai trả cho đơn vị đo đạc.

Tin liên quan

6 kinh nghiệm mua đất thổ cư không nên bỏ qua!

6 kinh nghiệm mua đất thổ cư không nên bỏ qua!

Để mua một mảnh đất có thể an cư lạc nghiệp là quyết định lớn, đòi hỏi sự cẩn trọng và nắm bắt thông tin đúng đắn. Trong bài viết...
Bật mí kinh nghiệm bán bất động sản hiệu quả nhất 2024

Bật mí kinh nghiệm bán bất động sản hiệu quả nhất 2024

Mặc dù thị trường bất động sản được đánh giá là lĩnh vực phức tạp và đầy cạnh tranh, phải trải qua nhiều khó khăn mới có thể đạt được...
Cách xác định cơ hội đầu tư bất động sản tiềm năng nhất 2024

Cách xác định cơ hội đầu tư bất động sản tiềm năng nhất 2024

Mặc dù thị trường bất động sản còn trầm lắng, tuy nhiên vẫn có rất nhiều cơ hội đầu tư bất động sản tiềm năng. Vậy để xác định cơ...
[HOT] Thiên Khôi tuyển môi giới - Cơ hội tốt thu nhập khủng

[HOT] Thiên Khôi tuyển môi giới – Cơ hội tốt thu nhập khủng

Bạn là người mới bước chân vào lĩnh vực bất động sản? Bạn mong muốn trở thành nhà môi giới chuyên nghiệp? Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và cần...